Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Đôi nét Hội An (video)

Cái này cũng thực hiện từ chuyến đi Bà Nà. "Giúp vui cũng được một vài trống canh" (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Bà Nà -Chốn thần tiên (video)

Video này tôi thực hiện cho báo Thanh Niên Online năm 2008 (nhân chuyến dự festival pháo hoa Đà Nẵng lần 1- tháng 3/2008). Rất may, sau khi Thanhnien Online nâng cấp máy chủ đã xóa hết, tôi còn lưu được bản gốc. Mời các bạn xem đỡ buồn!

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010

Người giữ gìn hát ru

Là nhạc sĩ, nhưng Trịnh Hùng lại được biết đến nhiều nhất qua công trình sưu tầm, nghiên cứu “Một ngàn câu hát đưa em”, đã được Nhà xuất bản Văn Nghệ in thành sách. Ngày nay, khi số bà mẹ biết hát đưa con ngủ càng ít đi, công trình của Trịnh Hùng càng có giá trị.

“Ầu ơ ớ ơ…
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau đến Tết hạ niêu ăn chè
Ăn chè ba chén ngọt ngây
Ăn thêm chén nữa, ăn vài vắt xôi”

Hát ru được dân Tây Nam bộ gọi là hát đưa em. Trong kho tàng hát ru Nam bộ, đây là một bài hát ru hiếm hoi có chủ đề Tết. Bởi đề tài chủ yếu của hát ru là tình yêu lứa đôi, thân phận con người, đạo lý ở đời, ca ngợi quê hương… nên thật khó tìm một bài hát ru phong cách vui tươi như vậy. Là một loại hình đặc thù trong nền văn hóa dân gian Việt Nam, về bản chất, hát ru đúng như tên gọi: hát để ru trẻ ngủ. Hát ru gắn liền với một thứ “đạo cụ” không thể thiếu là chiếc võng. Chính vì vậy giai điệu, tiết tấu và cả phần ca từ của hát ru luôn chầm chậm, buồn buồn, trôi đều đều theo nhịp võng đong đưa.

Tương tự các loại hình văn nghệ dân gian khác, hát ru chỉ tồn tại và toát lên đầy đủ giá trị trong môi trường sản sinh ra nó (các nhà nghiên cứu gọi là môi trường diễn xướng), đó là đời sống nông thôn gắn liền nền sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, trong không gian một ngôi nhà lá rách nát lúc mưa gió mịt mùng, vẳng lên tiếng ru của một bà mẹ buồn thân phận, pha lẩn tiếng võng đưa kẽo kẹt, nghe cứ não lòng:


“Ầu ơ ớ ơ…
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bầy con thơ
Con thơ tay ẵm, tay bồng
Tay nào xách nước, tay nào nấu cơm
Ầu ơ…”

Quá trình đô thị hóa đi đôi với sự thay đổi cơ bản về nếp sống, tập quán sinh hoạt diễn ra nhanh như hiện nay, một mặt giúp cho đời sống người dân nông thôn được nâng cao, nhưng cũng đồng thời làm mất dần môi trường của hát ru mất dần. Nhiều bài hát ru vì vậy bị thất truyền hoặc chìm dần vào quên lãng. Ngày nay không còn nhiều bà mẹ biết hát ru con. Trong bối cảnh đó, “Một ngàn câu hát đưa em” của nhạc sĩ Trịnh Hùng là một công trình sưu tập rất có giá trị về mặt bảo tồn. Để thực hiện được quyển sách này, nhạc sĩ Trịnh Hùng phải xử lý “đống” tư liệu ngồn ngộn mà anh mất hơn 2 năm trời đi khắp Long An - quê hương anh - và ĐBSCL để “săn” tìm. Cái khó trong sưu tầm hát ru là hiện nay những phụ nữ biết hát ru không còn nhiều và hầu hết tuổi đã về chiều, trí nhớ không còn minh mẫn. Lắm khi nghe bạn bè cho hay ở đâu đó có người còn nhớ vài bài hát ru, Trịnh Hùng lập tức đến nơi ghi âm. Tuy nhiên, nhiều lần anh phải thất vọng vì hóa ra là đó những bài anh đã sưu tầm được ở một địa phương khác, hoặc có khi chỉ là một bài ca dao - loại hình rất khó phân biệt với hát ru.

Trịnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp - Văn học Nghệ thuật tỉnh Long An, vốn là nhạc công đàn violon. Theo tâm sự của anh, sở dĩ anh rẻ sang con đường nghiên cứu văn hóa dân gian vì nhận thấy nhiều vốn quý của dân tộc đang dần bị mai một. Hơn nữa, chọn hát ru vì anh cảm thấy “còn nặng nợ với quê mình”. Trịnh Hùng rời quê hương Đức Hòa, Long An tham gia Đoàn Văn công Giải phóng miền Nam từ năm 14 tuổi, sau đó tập kết ra Bắc và được đào tạo tại khoa Violon Trường Âm nhạc Việt Nam - Hà Nội từ năm 1972 - 1976. Lớp người như anh, hầu như ai cũng lớn lên bằng bầu sữa và tiếng ru ngọt ngào của mẹ. “Có lẽ nhờ những tiếng ru thấm đẫm yêu thương và ẩn chứa đạo lý ở đời đó mà chúng tôi nên người. Giờ hát ru sắp mất đi, tiếc quá. Cho nên tôi cố gắng sưu tầm như một món quà để lại cho đời sau. Có thể sau này con cháu không còn sử dụng hát ru trong cuộc sống thường nhật, nhưng cuốn sách này sẽ là một tài liệu giúp bọn trẻ hiểu hơn về đời sống không kém phong phú của ông bà mình”, nhạc sĩ Trịnh Hùng bày tỏ.

Năm nay vừa nghỉ hưu, nhưng đó là nghỉ… trên giấy tờ, với nhạc sĩ Trịnh Hùng cuộc đời còn quá nhiều việc phải làm nên anh vẫn sống, làm việc “máu lửa” như thời trai trẻ với mong muốn tiếp tục “có gì để lại cho đời”. Hàng ngày anh vẫn miệt mài sáng tác ca khúc và chăm chút cho công trình sưu tầm, nghiên cứu thể loại hò đối đáp miệt ĐBSCL.

Thảo Nguyên

ĐI “CHỢ TRỜI” ICT

Khoảng 9 giờ sáng. Điền tay xách, vai mang hai chiếc ba lô nặng trịch, mở cửa vào quán. trong lúc chờ nhân viên phục vụ mang thức điểm tâm và cà phê đến, Điền soạn đồ nghề và hàng hóa của mình. Trong khi đó, vài người khác cũng làm nghề như anh đã yên vị tự lúc nào. Ngoài chiếc laptop và điện toại để dùng thường xuyên, mỗi người có ít nhất một chiếc ba lô loại lớn, trong đó đựng 1-2 chiếc laptop, vài chiếc điện thoại di động các loại. Một ngày của “chợ trời” hàng thiết bị số (TBS) thường bắt đầu như vậy.

Chợ trời ở... trong nhà
- A lô, dạ em nghe! Còn anh. Hiện em còn 2 “cây” iPhone 3G. Anh đến, em chờ nhé! – Điền ngưng ăn, trả lời khách bằng chiếc điện thoại iPhone 3G mới cáu. Thường từ khoảng 10 giờ sáng trở đi, “chợ trời” tại quán cà phê của diễn đàn TinhTe.com bắt đầu nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Trong quán tiếng chuông, tiếng người trả lời điện thoại xen lẫn tiếng nói chuyện về hàng công nghệ số thật rôm rả.

Chợ TBS không diễn ra ở ngoài trời. Gọi như vậy cốt để phân biệt với chợ trời bình thường. Tham gia chợ là dân mua bán vãng lai hoặc chuyên nghiệp. Thuộc diện đầu tiên là những người có vài món hàng, phần lớn là “secondhand” (đã qua sử dụng) muốn bán để “lên đời” cao hơn. Cũng có khi đó là hàng mới “full box” (nguyên hộp) xách tay từ nước ngoài về, dư xài nên bán. Thường người vãng lai không nhiều, vì khi họ vừa rao bán, nếu là giá “thơm” và hàng “khủng” (công nghệ cao và cấu hình đỉnh) đã có “lái” đến tận nơi thu mua. Phần đông “lái” chỉ là những người trung gian buôn bán kiếm lời, người buôn bán thường xuyên ở chợ trời chính là dân chuyên nghiệp.

Trong nhiều nguyên nhân hình thành chợ trời TBS, nhu cầu so đọ “đồ chơi độc”, hàng cao cấp là nguyên nhân chính. Nó tạo ra cuộc đua bất tận trong việc chạy theo thiết bị thế hệ mới. Những người không có nhiều tiền thường chọn giải pháp bán bán máy cũ, bù thêm tiền để được sở hữu hàng công nghệ cao. Có cầu là có cung. Lập tức một số người vào cuộc, trở thành đầu mối thu mua bán tất tần tật các loại máy cũ, mới, miễn sao có lời. Những “chợ trời” TBS hình thành như thế. Hiện nay ngày càng đông đúc, ồn ào kẻ bán người mua nhất tại TPHCM là các “chợ” cà phê Piano ở 17 Hồ Xuân Hương và TinhTe tại số 1 đường số 2 cư xá Đô Thành, quận 3.

Lòng vòng chợ ảo, chợ thật
Trước khi đến chợ thật, người mua thường bắt đầu bằng cách “đi” chợ ảo thông qua mạng internet. Một số người vào các trang web mua bán, rao vặt trong khi nhiều người khác vào các diễn đàn chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tìm món hàng mình thích với giá chấp nhận được. Khi có hàng vừa ý, họ lập tức liên lạc bằng điện thoại hoặc qua tiện ích “chát” trên mạng để tìm hiểu thông tin rõ hơn về tính năng kỹ thuật, hiện trạng sử dụng, thỏa thuận giá cả. Sau đó hẹn nhau đến quán ngồi nhâm nhi cà phê và “test” (kiểm tra) chất lượng thiết bị. Nếu đôi bên đồng ý thì cứ “tiền trao cháo múc”.

Có vài người mang sẵn tiền đến “chợ”, khi gặp ai xài thiết bị nào thích mắt, giá rẻ thì mua tại chỗ. Nếu không có hàng, họ ngồi suốt buổi lang thang trên mạng săn những món hàng ở đâu đó người ta vừa rao bán. Anh Trịnh Trương Vệ ở quận Bình Thạnh, vốn là một doanh nhân nhưng mê công nghệ số, khoe: “Sáng nay tôi mua được một con Compaq còn cáu lắm, tích hợp công nghệ mới, mạnh mẽ, đủ đồ chơi mà giá chỉ có 7 triệu đồng”. Đúng là chiếc laptop Compaq CQ40 anh mua như vừa mới khui thùng. Nếu mua máy mới tại cửa hàng, giá của nó cũng khoảng 11 triệu đồng. Anh Vệ cho biết thêm, suýt nữa đã không mua kịp, vì khi chủ máy vừa đăng tin rao bán đã có mấy người cùng hỏi mua, nhờ nhanh chân nên đến “ẵm” trước. Dân mê công nghệ cao thường xuyên thay đổi thiết bị. Anh Trần Minh Nguyên ở đường Lạc Long Quân, quận 10 từ lâu nổi tiếng là “dân chơi thứ thiệt”. Khoảng 1 tháng, khách tại cà phê TinhTe lại thấy anh có chiếc laptop hoặc điện thoại cao cấp đời mới nhất. Có những tháng anh đổi đến 2-3 lần, toàn hàng “đỉnh” (cấu hình cao nhất), hàng “độc”. “Mỗi lần đổi có khi lỗ năm bảy triệu là … chuyện bình thường. Bù lại, mình được tận hưởng công nghệ mới nhất của thế giới”, anh cười.

Những món hàng, sau khi dân chơi công nghệ khắp thành phố xài chán lại được đẩy về các tỉnh. Hàng ngày tin rao bán TBS đã qua sử dụng tràn ngập trên các chợ ảo, “lái” từ các tỉnh căn cứ vào đó lên mua gom về bán lại cho những người ít tiền và thiếu điều kiện tiếp cận công nghệ mới. Cứ thế, TBS chuyển lòng vòng từ chợ ảo sang chợ thật và ngược lại, từ người này sang người khác, “cũ người, mới ta”.

“Dân chợ trời”

Muốn trở thành dâm chuyên nghiệp ở “chợ trời” TBS, ngoài vốn ra cần hội đủ các điều kiện: có chút… máu liều, lưng vốn kiến thức về công nghệ số (nhất là kiến thức phần cứng), một ít tiếng Anh (biết thêm ngoại ngữ khác càng tốt), hiểu các tiếng lóng “chuyên ngành” và phải… biết kiềm chế.

Lúc “chợ” vắng khách, Điền tâm sự: “Em đâu phải là dân công nghệ mà là dân kiến trúc. Ban đầu cài phần mềm em còn không biết, nói gì đến buôn bán TBS. Thấy mấy đàn anh làm được, em cũng theo làm thử. Ban đầu cực một chút vì phải bổ sung kiến thức về phần cứng, phần mềm của từng loại thiết bị. Sau đó quen dần rồi thành chuyên nghiệp”. Đồ nghề của Điền chỉ là một bộ tua vít để mở máy. Điền chỉ tay về phía Vũ và những người ngồi bàn đối diện tại TinhTe, nói: “Mấy anh chuyên hàng iPhone, MacBook của Apple bên đó cũng trang bị như em thôi”. Nghề dạy nghề, phần đông không qua trường lớp nên ban đầu nhiều người bán ở chợ trời TBS có lúc suýt cụt vốn khi mua lầm những món hàng “khó nuốt”. Đó là những chiếc laptop, điện thoại, máy ảnh, máy nghe nhạc… đã qua sử dụng hình thức bên ngoài còn khá mới, nhưng bên trong bị lỗi, bị hỏng phần nào đó mà khi kiểm tra bình thường không phát hiện được. Sau khi bán cho khách được vài ngày thì bị khổ chủ mang trở lại “mắng vốn”. Những lúc như vậy, bộ đồ nghề sẽ phát huy tác dụng. Tại cà phê Piano, khách thường xuyên chứng kiến cảnh “dân chợ trời” tháo rời bàn phím, màn hình, đôi khi “bung” cả chiếc laptop ra thay linh kiện. Đó có khi là hàng cũ vừa mua về cần “dọn” lại để bán, cũng đôi lúc đó là của khách hàng yêu cầu sửa chữa. Ngán nhất là hàng “độc”, cả nước chỉ có một hai chiếc, lúc hư không dễ gì mua được linh kiện thay thế. Có khi phải “ôm” luôn.

Là chợ trời thời hiện đại nên ở đây cũng có “chế độ bảo hành” hẳn hoi. Tùy tình trạng của từng món hàng mà người bán có thỏa thuận miệng thời hạn bảo hành, có thứ bảo hành 1 tuần, có loại từ 1 tháng đến 3 tháng. Những mặt hàng được rao “bảo hành 1 năm trên toàn cầu” thực chất là hàng còn phiếu bảo hành chính hãng. Có người không hiểu chuyện này nên khi mua hàng về xài một thời gian thì bị lỗi, tìm người bán yêu cầu sửa chữa thì được bày cách mang trọn gói đến trung tâm bảo hành của hãng sản xuất. Nhưng trung tâm đó nằm mãi tận… Singapore nên đành ôm cái tức trong lòng.

“Con đường tơ lụa”

Nguyễn Long, chủ một cửa hàng bán máy tính tại phường 10 quận Tân Bình cho biết, anh đi Singapore lấy hàng như… đi chợ, tuần nào cũng đi vài chuyến. Long có “mối” bên đó, hàng ngày online trao đổi thông tin với nhau, khi họ cho hay có hàng mới là sáng bay sang lấy, tối về liền, hôm sau hàng đã được rao trên chợ ảo. Do đi buôn bằng con đường “phi thuế quan” (trốn thuế), hơn nữa lấy từ chợ trời nước ngoài nên hàng của Long có giá bán thấp đến mức khó có cửa hàng chính thức nào cạnh tranh được. Người có biệt danh là “Vũ iPhone”, bạn của Long cũng chuyên đi hàng iPhone và MacBook từ nước ngoài về, nói nhỏ: “Em cũng chuyên lấy hàng bên Singapore về cung cấp cho anh em xài. Nhưng lúc này Hải Quan làm rát quá, vừa rồi bắt tụi em tái xuất hết số iPhone 3G nên em tạm chuyển hướng sang Ma Cao và Trung Quốc”.

Bằng con đường đó, năm ngoái, khi chiếc điện thoại BlackBerry Storm vừa ra mắt chính thức tại Hồng Công, chỉ 3 ngày sau đã có mặt ở “chợ” TinhTe. Những chiếc iPhone cũng vậy. Gần đây, khi chiếc laptop siêu di động HP Pavilion DV2 tích hợp công nghệ mới nhất của hãng AMD mới được giới thiệu tại một hội chợ công nghệ ở Tây Ban Nha thì khoảng 1 tuần sau đã được đem bán tại chợ trời TBS TPHCM. Hoạt động của các chợ trời gây thất thu thuế một khoảng không nhỏ, làm khó cho các doanh nghiệp bán lẻ TBS trong nước. Nhưng ở khía cạnh khác, nó giúp dân trong nước có điều kiện tiếp cận công nghệ mới nhất thế giới với giá rẻ.
Trần Nghị

Nhà thơ Giang Nam giỏi thật!

Bác  Giang Nam ngày xưa học giỏi thật, hay chương trình giáo dục tiểu học thời đó nặng hơn bây giờ?
"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường" (!!!)
Chắc nhà thơ học bán trú??? Làm gì có chuyện thời đó mà ngày hai buổi đến trường!
Xét về tổng thể, đây là bài thơ hay cả về ngôn từ lẫn cấu tứ. Chỉ tiếc cái hạt sạn đó làm nó mất giá trị.
Vậy mà nhiều thế hệ rồi - trong đó có thế hệ 6X của tôi - chẳng ai chú ý nên cứ bị đánh lừa, bị ru ngủ bởi những vần điệu dễ vào lòng người ấy.

Quê hương
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Nhớ những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...

Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)!
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Giữa cuộc hành quân không nói được
một lời...
Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi

Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
- Chuyện chồng con... (khó nói lắm anh ơi)!
Tôi nắm bàn tay, ngậm ngùi, nhỏ nhắn
Em để yên trong tay tôi nóng bỏng

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng anh chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.


Giang Nam

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Chơi iPad

Các quán cà phê sang trọng tại TPHCM hiện nay thường có nhiều khách đến chỉ cầm trên tay một vật giống sổ tay, to bằng quyển vở thay vì mang ba lô hay cặp. Họ nhâm nhi cà phê, tay liên tục vuốt lên quyển “sổ” ấy. Có người  thỉnh thoảng 2 tay cầm “sổ” đưa lên, nghiêng qua, lắc lại với vẻ mặt biểu lộ căng thẳng hoặc thỏa mãn. Đó là những người chơi iPad - máy tính bảng đang tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới của hãng Apple (quả táo).

Thú chơi tốn kém
Hiện nay tại TPHCM có đủ các dòng iPad, từ đời đầu chỉ kết nối Wi-fi đến đời hỗ trợ công nghệ di động 3G, giá cả cũng chênh lệch khá lớn giữa các đời và tùy theo dung lượng bộ nhớ. Tại nhiều cửa hàng, một chiếc iPad loại 3G có giá bình quân từ gần19 triệu đồng (loại dung lượng bộ nhớ thấp nhất 16GB) đến 22 triệu đồng (loại dung lượng bộ nhớ cao nhất 64GB). Dòng iPad chỉ hỗ trợ kết nối Wi-fi giá thấp hơn, tùy theo dung lượng bộ nhớ có giá một chiếc từ 14-18 triệu đồng. Ngoài ra, tại TPHCM có nhiều người bán lẻ hàng xách tay với giá mềm hơn đôi chút. 
Sở hữu chiếc iPad thật ra chỉ mới là khởi đầu trên con đường… tiêu tiền. Để thể hiện “đẳng cấp” người sành điệu, người dùng chiếc máy này còn phải mua rất nhiều thứ và không món nào ít tiền. Từ khi iPad có mặt tại Việt Nam vào đầu tháng 4 năm nay, nhiều cửa hàng máy tính, điện thoại và những người bán lẻ nhanh chóng nhập cuộc cung cấp phụ kiện, đồ chơi cho iPad.
Về mặt tiện ích, do thiết kế mỏng và tối giản hết mức, bản thân chiếc iPad rất nghèo nàn về hỗ trợ người dùng trong việc lưu trữ dữ liệu và kết nối với các thiết bị ngoại vi. Máy chỉ có duy nhất một cổng vừa để sạc pin, vừa đồng bộ dữ liệu với máy tính, nên việc chia sẻ - xuất dữ liệu trực tiếp là không thể. Cho nên hãng Apple đã sản xuất bán kèm đến 15 món phụ kiện cho iPad, quan trọng nhất trong đó là bộ bàn phím kèm giá đỡ kiêm đế kết nối mở rộng gắn ngoài (Apple iPad keyboard dock). Chỉ bộ này thôi giá đã tới gần 2 triệu đồng, nhưng người chơi iPad thường phải mua vì việc nhập dữ liệu với bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng đa điểm không đơn giản. Ngoài ra, phụ kiện phổ biến khác người dùng thường mua là các loại cáp (giắc) chuyển đổi dùng để xuất tín hiệu hình từ iPad ra màn hình máy tính hoặc TV HD, tùy loại mà giá có thể tới gần 2 triệu đồng. Chỉ một đầu cắm nho nhỏ dùng kết nối iPad với máy ảnh cũng khoảng 1,2 triệu đồng. Và còn nhiều món khác nữa, mà nếu trang bị đủ thì bộ máy trở nên cồng kềnh hơn cả một chiếc máy tính xách tay thông thường.
Ngoài ra, người chơi iPad còn phải mua thêm khá nhiều thứ không liên quan đến việc nâng cao tính năng của chiếc máy này. Trước hết, đó là chiếc bao bảo vệ (Apple iPad case). Tại các cửa hàng T.N (Bà Huyện Thanh Quan, quận 3), Q.DL (Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận), N.L (Lạc Long Quân, quận Tân Bình)… chiếc bao bảo vệ hàng hiệu của Apple có giá khoảng 1,8 triệu đồng. Cũng có nhiều người, ngoài bao bảo vệ còn trang bị thêm các thứ khác cho chiếc máy cưng: miếng dán màn hình, bao chống trầy silicon, túi đựng trọn bộ máy và phụ kiện… Nếu là hàng của một hãng có tiếng như iLuv, giá mỗi món từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Còn hàng nhái xuất xứ nước ngoài (hiện đã bán đầy trên thị trường) giá tuy thấp hơn, nhưng cũng không hề rẻ. Hiện đã có một số cơ sở tại TPHCM sản xuất đồ chơi cho iPad như Công ty Khắc Tên với mặt hàng bao da thật 100% được thiết kế, may khá đẹp và giá cả phải chăng. Nhiều người chỉ sau thời gian ngắn mua chiếc máy này cho biết đã “đầu tư” số tiền gần bằng tiền chiếc máy chỉ để trang bị các món đồ chơi cho nó.    

Tốn nhiều, được chẳng bao nhiêu
Anh Trịnh Phương Vệ, một doanh nhân thường xuyên làm việc với các văn bản và thư điện tử. Vốn di chuyển nhiều, lại mê công nghệ mới, khi nghe tin Apple chính thức bán iPad ra thị trường Hoa Kỳ, anh nghỉ chiếc máy này có thể là một văn phòng di động gọn nhẹ thật sự mà anh đang cần. Đầu tháng 4 năm nay, anh Vệ trở thành một trong số ít người đầu tiên tại Việt Nam sở hữu chiếc iPad phiên bản 16Gb Wi-fi với giá 850USD (khoảng 16 triệu đồng). Tuy nhiên, niềm hân hoan của anh Vệ kéo dài không lâu, chỉ hơn 1 tháng sau anh đã tức tốc bán “quả táo” đi với giá chỉ 11 còn triệu đồng. “Lỗ nặng mà chẳng làm được gì nhiều bằng chiếc máy này. Đó là chưa kể những món đồ chơi mua thêm không cái nào rẻ, nhưng lúc bán đi xem như cho không” - anh Vệ than thở.
Anh Nguyễn Trần Thế ở khu Lữ Gia, quận 10 - giảng viên của một trường cao đẳng  - cũng là người sớm mua một chiếc iPad để phục vụ công việc giảng dạy. Tuy nhiên, chưa đầy 1 tuần “vật lộn” với chiếc iPad, anh đã vội rao bán rẻ. Muốn chia sẻ các tài liệu văn phòng (văn bản, hình ảnh…) bằng chiếc máy này chỉ còn cách kết nối internet. Hạn chế khác của iPad thuộc về phần xử lý văn bản và nhập dữ liệu tiếng Việt. Ngoài phần mềm văn phòng, người dùng muốn soạn văn bản tiếng Việt phải mua thêm bản quyền (tính bằng USD) bộ gõ do một người Việt phát triển. Nhưng bộ gõ này không hoàn hảo và không thể gõ trực tiếp trên tập tin văn bản. Cho nên các thao tác trở nên phức tạp, tốn thời gian mà hiệu quả không cao. Anh nói: “iPad không thể thay thế được chiếc máy tính xách tay trong xử lý các công việc văn phòng phức tạp. Nó chỉ là một phương tiện bổ sung hơn là để thay thế máy tính. Nếu đầu tư vào nó vài chục triệu đồng chỉ để tận hưởng mấy tính năng như màn hình cảm ứng đa điểm sáng đẹp, pin xài lâu, lướt net, đọc sách, chơi game… xem ra không đáng”.
Trần Nghị

Thành phố mùa xuân


Chiều cuối năm, dạo lòng vòng trên phố. Qua dinh Thống Nhất, bất chợt chiếc lá vàng chao đảo, lắc lư rồi nhẹ nhàng đáp ngay trước mặt. Cuối nhặt chiếc lá tếch to tướng, bổng trong lòng vẳng lên khúc hát: “Sài Gòn mùa Xuân còn thoáng lá vàng bay. Có mùa thu nào đang ở lại. Mặt đường bình yên nằm ngoan như con suối. Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời…”. Lòng thầm cảm ơn cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. “Thành phố mùa Xuân” của ông là một ca khúc đẹp cả về giai điệu lẫn ca từ. Như thơ mà rất thật. Thật và lãng mạn, khiến người nghe càng thêm yêu Sài thành.
Từ dạo kinh tế đất nước phát triển mạnh, xe cộ đầy đường, nhiều người đã đánh mất thú tản bộ tự lúc nào không hay. Hòa trong dòng người, xe tất bật dưới phố khó ai có thể phát hiện và rung cảm được trước những đổi thay nho nhỏ của cuộc sống hay chí ít là một sự chuyển mình tinh tế của đất trời, của cảnh quang quanh mình. Cho nên đôi khi một chiếc lá rơi, một tiếng chim trong công viên, một chú sóc nhỏ xinh chuyền thoăn thoắt trên hệ thống điện “mạng nhện”… trong thành phố không khiến cho mấy người bận tâm.
Và, một khi xúc cảm đã cạn dần, nhường chỗ cho những toan tính đời thường, người đi đường có thể vô tâm dẫm lên một cánh hoa rơi, dày xéo bãi cỏ đẹp trong công viên, thậm chí tàn phá cây xanh mới trồng trên vĩa hè hoặc tệ hơn: cắt đất công viên làm dường trong khi không có thêm một dự án mở rộng hay xây mới một công viên nào… Thế nên càng ra xa khu vực trung tâm, hiếm nơi nào - nhất là những khu đô thị mới - có được những hàng cây cao, to đủ để làm lá phổi cho thành phố, chứ chưa nói đến gợi lên những cảm xúc cho nhạc và thơ! Sài thành ngày nay dù chưa mất đi nét thơ mộng, nhưng không gian kiến trúc bộn bề giữa truyền thống và hiện đại với cuộc đua xây dựng nhà cao tầng lắp cửa kính sáng choang ngày càng “nóng” lên, trong khi có nhiều đường và hẻm không còn chỗ cho cây xanh, khiến vạn vật và lòng người có phần nào trở nên “lạnh” hơn. Bây giờ ở nhiều khu phố thật hiếm cảnh: “Ngọn gió rung cành khi chiều chưa hết nắng. Đường phố em về tóc cùng hoa quyến luyến. Chồi lá khoe mầm cho đời biết tên. Mùa xuân thay lá mùa đông. Để cho chim hót chuyện tình”.
Phải chăng chính vì cái “lạnh” ấy mà từ năm 1982, sau khi “Thành phố mùa xuân" ra đời (năm 1982), giới nhạc sĩ mất dần cảm xúc, bởi những ca khúc hay lấy cảm hứng từ thành phố này hầu như vắng bóng? Quả thật đáng tiếc!
Sài Thành

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Kiên Giang - Cà phê du ký (bài 1)


Cà phê xưa và nay 

"Em hãy thử hình dung một ngày trái đất thiếu cà phê
Thì đường phố Paris sẽ biến thành đường rừng
Và dòng sông Sen sẽ không chảy nỗi
Và Luân Đôn sương mù sẽ ngưng
Chiến tranh sẽ nổ tung nước Mỹ
Và thật vô cùng phi lý, nếu không còn cà phê..."
(Lê Thị Kim)


Việt Nam vốn không phải là quê hương của cây cà phê. Nhưng khi bàn về sự đam mê cà phê người dân đất Việt phải xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Cà phê không chỉ là thức uống của người lớn, mà trẻ con cũng thích…
Cần khẳng định trước với nhau rằng, tôi hoàn toàn không có ý quảng bá cho quán cà phê mang tên Xưa Và Nay tại khu lấn biển Rạch Giá ngày nay, mặc dù cái tên của nó có nội dung tương tự. Vấn đề được nhắc đến ở đây chính là đôi nét về sự hình thành “văn hoá cà phê” trong quá khứ và hiện tại trên vùng đất Kiên Giang.
 

Không ai có thể biết chính xác mốc thời gian nào thì cà phê có mặt tại Việt Nam, chỉ biết rằng thức uống này theo chân người phương Tây du nhập vào nước ta tự lâu rồi. Sự xuất hiện của cà phê được đông đảo người Việt chấp nhận nên cũng nhanh chóng lan tràn từ Bắc chí Nam, từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền đến các hải đảo xa xôi, miền xuôi đến miền ngược. Sự phổ biến của cà phê đến nỗi từ “cà phê” nằm ngay cửa miệng và mang tính đại diện. Khi người ta rũ bạn đi quán giải khát, chỉ cần mời “đi uống cà phê”, còn khi đến quán, bạn có thể gọi thức uống gì khác cà phê cũng được. Cũng cần nói thêm rằng, quán bán nước giải khát đủ loại đều được gọi chung là “quán cà phê”.
Ở nơi khác không biết hiện tượng thèm cà phê được gọi ra sao, còn ở Kiên Giang thì được gọi là “ghiền cà phê”. Sự phổ biến và thông dụng của cà phê thể hiện ngay trong tập quán sinh hoạt của người Việt. Sáng sớm, không riêng thành phần nào trong xã hội, trước khi làm bất cứ chuyện gì thì phần đông, nhất là giới mày râu đều ghé quán uống cho bằng được một ly cà phê. Nếu như chưa uống thì được xem chưa thành buổi sáng. Ai lỡ bận công việc cần phải giải quyết sớm, khi làm xong cũng ngó quanh nơi trụ sở xem có “xếp” (người lãnh đạo) ở đó không. Nếu xếp vắng thì lập tức “lặn” ngay ra quán để thoả mãn cơn thèm cà phê. Nhiều nơi có xếp tinh ý, tuy phát hiện nhân viên bỏ giờ đi uống cà phê, nhưng vẫn làm lơ bởi họ hiểu rằng: thà như vậy mà sau khi thoả mãn cơn ghiền, người ta sẽ làm việc tốt hơn. Nói như vậy chứ cũng không hiếm trường hợp những người nhân viên lợi dụng sự thông cảm của xếp mà trốn đi uống cà phê thường xuyên và ngồi “trầm” rất lâu, làm cho công việc đình trệ phần nào.
Chính vì dần dần được xem là thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nguồn cà phê cần được cung cấp với số lượng lớn và thường xuyên, cho nên người Pháp đã trồng luôn cả cây cà phê ở nước ta với quy mô công nghiệp. Những đồn điền cà phê ở Tây Nguyên ngày nay là bằng chứng về lịch sử cây cà phê ở Việt Nam. Nhờ hợp với phong thổ mà cây cà phê đã tồn tại và phát triển trên vùng đất này hàng thế kỷ qua. Từ đây sản sinh ra một thương hiệu nổi tiếng nhất mà ai cũng biết là cà phê Buôn Mê. Ngày nay, bất chấp giá cả biến động thất thường, cà phê vẫn luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Trong quá khứ, người Kiên Giang thưởng thức cà phê như thế nào?


Nói quá khứ nghe ra xa, thực chất thì việc cách nay ba, bốn chục năm cũng đã là quá khứ xa lắc rồi.
Vào thời kỳ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quán cà phê ở Kiên Giang và ngay tại Rạch Giá không nhiều. Có 2 cách pha chế và thưởng thức cà phê và pha bằng vợt theo cách của người Hoa hoặc pha bằng “phin” theo kiểu người Tây. Ban đầu cà phê pha chủ yếu pha bằng vợt. Các quán cà phê bán theo kiểu này phần lớn là do đồng bào người Hoa lập ra. Nổi tiếng ở Rạch Giá có quán cà phê Xã Mai ở ngã tư Xã Mai, Năm Khìl trên đường Mạc Cửu. Ngoài ra thì hầu hết là những quán nhỏ (thường được gọi là “quán cóc”) và quán vĩa hè.
Chỉ cần nghe tên cũng có thể hình dung, cà phê pha vợt tức là pha bằng cây vợt. Người ta làm cây vợt bằng vải để đựng bột cà phê. Cây vợt được ngâm trong cái ấm sành luôn được giữ nóng trên bếp than. Thời đó rất hiếm người uống cà phê đá, chủ yếu là uống cà phê đen mà người ta thường gọi theo cách của người Hoa là “xây chừng”. Còn sang hơn một chút là cà phê sữa nóng (gọi là “xây nại”). Cho đến nay, những người lớn tuổi vẫn còn quen gọi theo cách này khi đi quán. Nếu người pha chế lành nghề, khéo tay, khi rót ly cà phê đen bưng ra cho khách thì vẫn còn đọng bọt trên miệng, bốc khói nghi ngút, thơm phưng phức, nhìn thấy là muốn uống ngay. Uống xong, cái thú còn lại là uống trà nóng và trò chuyện với nhau. Lúc bấy giờ, cà phê đen là để thoả mãn cơn ghiền, còn cà phê đá chỉ được người ta uống nhằm mục đích giải khác. Những người sành điệu luôn khẳng định rằng, muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê, tốt nhất là uống cà phê đen, vì nó nguyên chất và không bị cảm giác lạnh của nước đá đánh lừa khứu giác và vị giác. Còn một lý do khác khiến người ta ưa thích cà phê đen hơn cà pha vợt hơn cà phê pha “phin”. Đó là là phê pha vợt làm nhanh hơn, rất phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc chờ cà phê nhỏ từng giọt như kiểu pha bằng “phin”.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, nền kinh tế gặp khó khăn, nhất là thời kỳ bao cấp. Khi mà hầu như mọi người đều chỉ sống bằng hàng hoá phân phối, lương bổng, thu nhập cá nhân không đáng kễ thì cà phê đen trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó tuyệt bởi không chỉ ngon, mà còn vì rẽ tiền đứng vào hàng thứ nhì trong các loại thức uống, chỉ sau trà đá.
Dần dần rồi đời sống người dân cũng khá lên. Theo đà đó, cà phê đá cũng đã bắt đầu thịnh hành hơn và song song tồn tại với cà phê đen. Tuy nhiên, cà phê đá nhỉnh hơn trong cuộc đua vì nó được giới trẻ thích hơn, còn các quán xá cũng thích bán loại này do thu tiền cao hơn. Cách pha chế cũng đã thay đổi hẳn. Người ta pha cà phê bằng “phin” thay cho pha bằng vợt. Đây cũng chính là lý do khiến cà phê đen mất dần chỗ đứng. Pha một ly cà phê đen tốn một lượng cà phê tương tự như với cà phê đá, nhưng công phu hơn vì còn phải tốn nước nóng ngâm để giữ ấm cà phê, tốn trà nóng, mà giá tiền thì thấp hơn. Có một thời những người vào quán gọi cà phê đen thường bị kỳ thị, do người chủ quán không muốn bán hoặc bị người xung quanh chê bai. Hầu hết dân ghiền cà phê đen đành chuyển sang uống cà phê đá. Và thói quen uống cà phê đá đó được giữ nguyên đến ngày nay. Những quán cà phê nổi tiếng ở Rạch Giá thời kỳ này có thể kễ đến như: Giọt Đắng, Thằng Bờm, Tri Âm,…
Người Kiên Giang không có thói quen uống cà phê tại nhà. Có những người phụ nữ, đêm nào cũng thấy chồng đi uống cà phê nên nãy ra ý định giữ chồng ở nhà bằng cách mua dụng cụ pha chế, mua bột cà phê loại ngon về nhà để pha cho chồng uống. Nhưng mọi cố gắng đều không thành, cà phê để lâu đến mốc meo cũng không được đụng tới. Thật ra những người phụ nữ đó đã không biết hoặc không hiểu một điều là ngoài nhu cầu thoả mãn cơn nghiền, người ta đi uống cà phê ở quán còn vì những mục đích khác mà chủ yếu là xả tress, tâm sự, trao đổi công việc, …
Dông dài đôi nét về chuyện cà phê để bạn thấy rằng: có một giá trị mà ở đây gọi nôm na là “văn hoá cà phê” trong đời sống tinh thần của người Kiên Giang. Là khách phương xa, dù bạn đặt chân lên vùng đất Kiên Giang lần đầu hay đã nhiều lần, nếu chưa từng đi quán uống cà phê thì xem như Kiên Giang vẫn còn rất chi là xa lạ đối với bạn.

Trần Ngọc Nghị
Kiên Giang - Cà phê du ký
Cà phê xưa và nay (bài 1)

"Em hãy thử hình dung một ngày trái đất thiếu cà phê
Thì đường phố Paris sẽ biến thành đường rừng
Và dòng sông Sen sẽ không chảy nỗi
Và Luân Đôn sương mù sẽ ngưng
Chiến tranh sẽ nổ tung nước Mỹ
Và thật vô cùng phi lý, nếu không còn cà phê..."
(Lê Thị Kim)


Việt Nam vốn không phải là quê hương của cây cà phê. Nhưng khi bàn về sự đam mê cà phê người dân đất Việt phải xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Cà phê không chỉ là thức uống của người lớn, mà trẻ con cũng thích…
Cần khẳng định trước với nhau rằng, tôi hoàn toàn không có ý quảng bá cho quán cà phê mang tên Xưa Và Nay tại khu lấn biển Rạch Giá ngày nay, mặc dù cái tên của nó có nội dung tương tự. Vấn đề được nhắc đến ở đây chính là đôi nét về sự hình thành “văn hoá cà phê” trong quá khứ và hiện tại trên vùng đất Kiên Giang.

Không ai có thể biết chính xác mốc thời gian nào thì cà phê có mặt tại Việt Nam, chỉ biết rằng thức uống này theo chân người phương Tây du nhập vào nước ta tự lâu rồi. Sự xuất hiện của cà phê được đông đảo người Việt chấp nhận nên cũng nhanh chóng lan tràn từ Bắc chí Nam, từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền đến các hải đảo xa xôi, miền xuôi đến miền ngược. Sự phổ biến của cà phê đến nỗi từ “cà phê” nằm ngay cửa miệng và mang tính đại diện. Khi người ta rũ bạn đi quán giải khát, chỉ cần mời “đi uống cà phê”, còn khi đến quán, bạn có thể gọi thức uống gì khác cà phê cũng được. Cũng cần nói thêm rằng, quán bán nước giải khát đủ loại đều được gọi chung là “quán cà phê”.
Ở nơi khác không biết hiện tượng thèm cà phê được gọi ra sao, còn ở Kiên Giang thì được gọi là “ghiền cà phê”. Sự phổ biến và thông dụng của cà phê thể hiện ngay trong tập quán sinh hoạt của người Việt. Sáng sớm, không riêng thành phần nào trong xã hội, trước khi làm bất cứ chuyện gì thì phần đông, nhất là giới mày râu đều ghé quán uống cho bằng được một ly cà phê. Nếu như chưa uống thì được xem chưa thành buổi sáng. Ai lỡ bận công việc cần phải giải quyết sớm, khi làm xong cũng ngó quanh nơi trụ sở xem có “xếp” (người lãnh đạo) ở đó không. Nếu xếp vắng thì lập tức “lặn” ngay ra quán để thoả mãn cơn thèm cà phê. Nhiều nơi có xếp tinh ý, tuy phát hiện nhân viên bỏ giờ đi uống cà phê, nhưng vẫn làm lơ bởi họ hiểu rằng: thà như vậy mà sau khi thoả mãn cơn ghiền, người ta sẽ làm việc tốt hơn. Nói như vậy chứ cũng không hiếm trường hợp những người nhân viên lợi dụng sự thông cảm của xếp mà trốn đi uống cà phê thường xuyên và ngồi “trầm” rất lâu, làm cho công việc đình trệ phần nào.
Chính vì dần dần được xem là thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nguồn cà phê cần được cung cấp với số lượng lớn và thường xuyên, cho nên người Pháp đã trồng luôn cả cây cà phê ở nước ta với quy mô công nghiệp. Những đồn điền cà phê ở Tây Nguyên ngày nay là bằng chứng về lịch sử cây cà phê ở Việt Nam. Nhờ hợp với phong thổ mà cây cà phê đã tồn tại và phát triển trên vùng đất này hàng thế kỷ qua. Từ đây sản sinh ra một thương hiệu nổi tiếng nhất mà ai cũng biết là cà phê Buôn Mê. Ngày nay, bất chấp giá cả biến động thất thường, cà phê vẫn luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Trong quá khứ, người Kiên Giang thưởng thức cà phê như thế nào?

Nói quá khứ nghe ra xa, thực chất thì việc cách nay ba, bốn chục năm cũng đã là quá khứ xa lắc rồi.
Vào thời kỳ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quán cà phê ở Kiên Giang và ngay tại Rạch Giá không nhiều. Có 2 cách pha chế và thưởng thức cà phê và pha bằng vợt theo cách của người Hoa hoặc pha bằng “phin” theo kiểu người Tây. Ban đầu cà phê pha chủ yếu pha bằng vợt. Các quán cà phê bán theo kiểu này phần lớn là do đồng bào người Hoa lập ra. Nổi tiếng ở Rạch Giá có quán cà phê Xã Mai ở ngã tư Xã Mai, Năm Khìl trên đường Mạc Cửu. Ngoài ra thì hầu hết là những quán nhỏ (thường được gọi là “quán cóc”) và quán vĩa hè.
Chỉ cần nghe tên cũng có thể hình dung, cà phê pha vợt tức là pha bằng cây vợt. Người ta làm cây vợt bằng vải để đựng bột cà phê. Cây vợt được ngâm trong cái ấm sành luôn được giữ nóng trên bếp than. Thời đó rất hiếm người uống cà phê đá, chủ yếu là uống cà phê đen mà người ta thường gọi theo cách của người Hoa là “xây chừng”. Còn sang hơn một chút là cà phê sữa nóng (gọi là “xây nại”). Cho đến nay, những người lớn tuổi vẫn còn quen gọi theo cách này khi đi quán. Nếu người pha chế lành nghề, khéo tay, khi rót ly cà phê đen bưng ra cho khách thì vẫn còn đọng bọt trên miệng, bốc khói nghi ngút, thơm phưng phức, nhìn thấy là muốn uống ngay. Uống xong, cái thú còn lại là uống trà nóng và trò chuyện với nhau. Lúc bấy giờ, cà phê đen là để thoả mãn cơn ghiền, còn cà phê đá chỉ được người ta uống nhằm mục đích giải khác. Những người sành điệu luôn khẳng định rằng, muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê, tốt nhất là uống cà phê đen, vì nó nguyên chất và không bị cảm giác lạnh của nước đá đánh lừa khứu giác và vị giác. Còn một lý do khác khiến người ta ưa thích cà phê đen hơn cà pha vợt hơn cà phê pha “phin”. Đó là là phê pha vợt làm nhanh hơn, rất phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc chờ cà phê nhỏ từng giọt như kiểu pha bằng “phin”.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, nền kinh tế gặp khó khăn, nhất là thời kỳ bao cấp. Khi mà hầu như mọi người đều chỉ sống bằng hàng hoá phân phối, lương bổng, thu nhập cá nhân không đáng kễ thì cà phê đen trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó tuyệt bởi không chỉ ngon, mà còn vì rẽ tiền đứng vào hàng thứ nhì trong các loại thức uống, chỉ sau trà đá.
Dần dần rồi đời sống người dân cũng khá lên. Theo đà đó, cà phê đá cũng đã bắt đầu thịnh hành hơn và song song tồn tại với cà phê đen. Tuy nhiên, cà phê đá nhỉnh hơn trong cuộc đua vì nó được giới trẻ thích hơn, còn các quán xá cũng thích bán loại này do thu tiền cao hơn. Cách pha chế cũng đã thay đổi hẳn. Người ta pha cà phê bằng “phin” thay cho pha bằng vợt. Đây cũng chính là lý do khiến cà phê đen mất dần chỗ đứng. Pha một ly cà phê đen tốn một lượng cà phê tương tự như với cà phê đá, nhưng công phu hơn vì còn phải tốn nước nóng ngâm để giữ ấm cà phê, tốn trà nóng, mà giá tiền thì thấp hơn. Có một thời những người vào quán gọi cà phê đen thường bị kỳ thị, do người chủ quán không muốn bán hoặc bị người xung quanh chê bai. Hầu hết dân ghiền cà phê đen đành chuyển sang uống cà phê đá. Và thói quen uống cà phê đá đó được giữ nguyên đến ngày nay. Những quán cà phê nổi tiếng ở Rạch Giá thời kỳ này có thể kễ đến như: Giọt Đắng, Thằng Bờm, Tri Âm,…
Người Kiên Giang không có thói quen uống cà phê tại nhà. Có những người phụ nữ, đêm nào cũng thấy chồng đi uống cà phê nên nãy ra ý định giữ chồng ở nhà bằng cách mua dụng cụ pha chế, mua bột cà phê loại ngon về nhà để pha cho chồng uống. Nhưng mọi cố gắng đều không thành, cà phê để lâu đến mốc meo cũng không được đụng tới. Thật ra những người phụ nữ đó đã không biết hoặc không hiểu một điều là ngoài nhu cầu thoả mãn cơn nghiền, người ta đi uống cà phê ở quán còn vì những mục đích khác mà chủ yếu là xả tress, tâm sự, trao đổi công việc, …
Dông dài đôi nét về chuyện cà phê để bạn thấy rằng: có một giá trị mà ở đây gọi nôm na là “văn hoá cà phê” trong đời sống tinh thần của người Kiên Giang. Là khách phương xa, dù bạn đặt chân lên vùng đất Kiên Giang lần đầu hay đã nhiều lần, nếu chưa từng đi quán uống cà phê thì xem như Kiên Giang vẫn còn rất chi là xa lạ đối với bạn.

Trần Ngọc Nghị
Kiên Giang - Cà phê du ký
Cà phê xưa và nay (bài 1)

"Em hãy thử hình dung một ngày trái đất thiếu cà phê
Thì đường phố Paris sẽ biến thành đường rừng
Và dòng sông Sen sẽ không chảy nỗi
Và Luân Đôn sương mù sẽ ngưng
Chiến tranh sẽ nổ tung nước Mỹ
Và thật vô cùng phi lý, nếu không còn cà phê..."
(Lê Thị Kim)


Việt Nam vốn không phải là quê hương của cây cà phê. Nhưng khi bàn về sự đam mê cà phê người dân đất Việt phải xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Cà phê không chỉ là thức uống của người lớn, mà trẻ con cũng thích…
Cần khẳng định trước với nhau rằng, tôi hoàn toàn không có ý quảng bá cho quán cà phê mang tên Xưa Và Nay tại khu lấn biển Rạch Giá ngày nay, mặc dù cái tên của nó có nội dung tương tự. Vấn đề được nhắc đến ở đây chính là đôi nét về sự hình thành “văn hoá cà phê” trong quá khứ và hiện tại trên vùng đất Kiên Giang.

Không ai có thể biết chính xác mốc thời gian nào thì cà phê có mặt tại Việt Nam, chỉ biết rằng thức uống này theo chân người phương Tây du nhập vào nước ta tự lâu rồi. Sự xuất hiện của cà phê được đông đảo người Việt chấp nhận nên cũng nhanh chóng lan tràn từ Bắc chí Nam, từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền đến các hải đảo xa xôi, miền xuôi đến miền ngược. Sự phổ biến của cà phê đến nỗi từ “cà phê” nằm ngay cửa miệng và mang tính đại diện. Khi người ta rũ bạn đi quán giải khát, chỉ cần mời “đi uống cà phê”, còn khi đến quán, bạn có thể gọi thức uống gì khác cà phê cũng được. Cũng cần nói thêm rằng, quán bán nước giải khát đủ loại đều được gọi chung là “quán cà phê”.
Ở nơi khác không biết hiện tượng thèm cà phê được gọi ra sao, còn ở Kiên Giang thì được gọi là “ghiền cà phê”. Sự phổ biến và thông dụng của cà phê thể hiện ngay trong tập quán sinh hoạt của người Việt. Sáng sớm, không riêng thành phần nào trong xã hội, trước khi làm bất cứ chuyện gì thì phần đông, nhất là giới mày râu đều ghé quán uống cho bằng được một ly cà phê. Nếu như chưa uống thì được xem chưa thành buổi sáng. Ai lỡ bận công việc cần phải giải quyết sớm, khi làm xong cũng ngó quanh nơi trụ sở xem có “xếp” (người lãnh đạo) ở đó không. Nếu xếp vắng thì lập tức “lặn” ngay ra quán để thoả mãn cơn thèm cà phê. Nhiều nơi có xếp tinh ý, tuy phát hiện nhân viên bỏ giờ đi uống cà phê, nhưng vẫn làm lơ bởi họ hiểu rằng: thà như vậy mà sau khi thoả mãn cơn ghiền, người ta sẽ làm việc tốt hơn. Nói như vậy chứ cũng không hiếm trường hợp những người nhân viên lợi dụng sự thông cảm của xếp mà trốn đi uống cà phê thường xuyên và ngồi “trầm” rất lâu, làm cho công việc đình trệ phần nào.
Chính vì dần dần được xem là thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, nguồn cà phê cần được cung cấp với số lượng lớn và thường xuyên, cho nên người Pháp đã trồng luôn cả cây cà phê ở nước ta với quy mô công nghiệp. Những đồn điền cà phê ở Tây Nguyên ngày nay là bằng chứng về lịch sử cây cà phê ở Việt Nam. Nhờ hợp với phong thổ mà cây cà phê đã tồn tại và phát triển trên vùng đất này hàng thế kỷ qua. Từ đây sản sinh ra một thương hiệu nổi tiếng nhất mà ai cũng biết là cà phê Buôn Mê. Ngày nay, bất chấp giá cả biến động thất thường, cà phê vẫn luôn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Trong quá khứ, người Kiên Giang thưởng thức cà phê như thế nào?

Nói quá khứ nghe ra xa, thực chất thì việc cách nay ba, bốn chục năm cũng đã là quá khứ xa lắc rồi.
Vào thời kỳ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quán cà phê ở Kiên Giang và ngay tại Rạch Giá không nhiều. Có 2 cách pha chế và thưởng thức cà phê và pha bằng vợt theo cách của người Hoa hoặc pha bằng “phin” theo kiểu người Tây. Ban đầu cà phê pha chủ yếu pha bằng vợt. Các quán cà phê bán theo kiểu này phần lớn là do đồng bào người Hoa lập ra. Nổi tiếng ở Rạch Giá có quán cà phê Xã Mai ở ngã tư Xã Mai, Năm Khìl trên đường Mạc Cửu. Ngoài ra thì hầu hết là những quán nhỏ (thường được gọi là “quán cóc”) và quán vĩa hè.
Chỉ cần nghe tên cũng có thể hình dung, cà phê pha vợt tức là pha bằng cây vợt. Người ta làm cây vợt bằng vải để đựng bột cà phê. Cây vợt được ngâm trong cái ấm sành luôn được giữ nóng trên bếp than. Thời đó rất hiếm người uống cà phê đá, chủ yếu là uống cà phê đen mà người ta thường gọi theo cách của người Hoa là “xây chừng”. Còn sang hơn một chút là cà phê sữa nóng (gọi là “xây nại”). Cho đến nay, những người lớn tuổi vẫn còn quen gọi theo cách này khi đi quán. Nếu người pha chế lành nghề, khéo tay, khi rót ly cà phê đen bưng ra cho khách thì vẫn còn đọng bọt trên miệng, bốc khói nghi ngút, thơm phưng phức, nhìn thấy là muốn uống ngay. Uống xong, cái thú còn lại là uống trà nóng và trò chuyện với nhau. Lúc bấy giờ, cà phê đen là để thoả mãn cơn ghiền, còn cà phê đá chỉ được người ta uống nhằm mục đích giải khác. Những người sành điệu luôn khẳng định rằng, muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị cà phê, tốt nhất là uống cà phê đen, vì nó nguyên chất và không bị cảm giác lạnh của nước đá đánh lừa khứu giác và vị giác. Còn một lý do khác khiến người ta ưa thích cà phê đen hơn cà pha vợt hơn cà phê pha “phin”. Đó là là phê pha vợt làm nhanh hơn, rất phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc chờ cà phê nhỏ từng giọt như kiểu pha bằng “phin”.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, nền kinh tế gặp khó khăn, nhất là thời kỳ bao cấp. Khi mà hầu như mọi người đều chỉ sống bằng hàng hoá phân phối, lương bổng, thu nhập cá nhân không đáng kễ thì cà phê đen trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó tuyệt bởi không chỉ ngon, mà còn vì rẽ tiền đứng vào hàng thứ nhì trong các loại thức uống, chỉ sau trà đá.
Dần dần rồi đời sống người dân cũng khá lên. Theo đà đó, cà phê đá cũng đã bắt đầu thịnh hành hơn và song song tồn tại với cà phê đen. Tuy nhiên, cà phê đá nhỉnh hơn trong cuộc đua vì nó được giới trẻ thích hơn, còn các quán xá cũng thích bán loại này do thu tiền cao hơn. Cách pha chế cũng đã thay đổi hẳn. Người ta pha cà phê bằng “phin” thay cho pha bằng vợt. Đây cũng chính là lý do khiến cà phê đen mất dần chỗ đứng. Pha một ly cà phê đen tốn một lượng cà phê tương tự như với cà phê đá, nhưng công phu hơn vì còn phải tốn nước nóng ngâm để giữ ấm cà phê, tốn trà nóng, mà giá tiền thì thấp hơn. Có một thời những người vào quán gọi cà phê đen thường bị kỳ thị, do người chủ quán không muốn bán hoặc bị người xung quanh chê bai. Hầu hết dân ghiền cà phê đen đành chuyển sang uống cà phê đá. Và thói quen uống cà phê đá đó được giữ nguyên đến ngày nay. Những quán cà phê nổi tiếng ở Rạch Giá thời kỳ này có thể kễ đến như: Giọt Đắng, Thằng Bờm, Tri Âm,…
Người Kiên Giang không có thói quen uống cà phê tại nhà. Có những người phụ nữ, đêm nào cũng thấy chồng đi uống cà phê nên nãy ra ý định giữ chồng ở nhà bằng cách mua dụng cụ pha chế, mua bột cà phê loại ngon về nhà để pha cho chồng uống. Nhưng mọi cố gắng đều không thành, cà phê để lâu đến mốc meo cũng không được đụng tới. Thật ra những người phụ nữ đó đã không biết hoặc không hiểu một điều là ngoài nhu cầu thoả mãn cơn nghiền, người ta đi uống cà phê ở quán còn vì những mục đích khác mà chủ yếu là xả tress, tâm sự, trao đổi công việc, …
Dông dài đôi nét về chuyện cà phê để bạn thấy rằng: có một giá trị mà ở đây gọi nôm na là “văn hoá cà phê” trong đời sống tinh thần của người Kiên Giang. Là khách phương xa, dù bạn đặt chân lên vùng đất Kiên Giang lần đầu hay đã nhiều lần, nếu chưa từng đi quán uống cà phê thì xem như Kiên Giang vẫn còn rất chi là xa lạ đối với bạn.

Trần Ngọc Nghị

Kiên Giang - Cà phê du ký (tiếp theo và hết)

Kiên Giang - Cà phê du ký 

Muôn mặt

Cái thú uống cà phê thời hiện đại rất đa dạng về “gu” của từng đối tượng khác nhau. Sự đa dạng đó kéo theo hình thức tổ chức quán, phong cách phục vụ của quán,…cũng rất khác nhau. Cà phê có lẽ đã trở thành một loại hình kinh doanh-dịch vụ hái ra tiền hiện nay. Khác với ngày xưa, quán cà phê hiện đang mọc lên như nấm ở khắp nơi… Tồn tại và không tồn tại Có thể tạm chia những quán cà phê ở Rạch Giá đang “làm ăn được” hiện nay ra thành 2 nhóm.



Nhóm thứ nhất là những quán cà phê tồn tại được qua nhiều năm mà vẫn còn đắt khách. Vài cái tên tiêu biểu như: cà phê sân vườn Nhà Thiếu Nhi tỉnh, Đồng Dao (tại Bảo tàng Kiên Giang), Tình Thơ (tại Hội Văn nghệ Kiên Giang), ABC,… Trong đó, quán cà phê Nhà Thiếu Nhi dẫn đầu bảng về lượng khách bình quân hàng ngày. Mỗi ngày ở đây ít nhất cũng có khoảng 1 ngàn khách. Nhóm thứ hai là những quán mới được xây dựng cách đây chưa lâu, nhưng thu hút lượng khách không nhỏ như: cà phê P&T, Xưa và Nay, 231,… ở khu vực lấn biển Rạch Giá hoặc An Thuyên trên đường Thích Thiện Ân,… Thật thiếu sót khi không nhắc đến những quán cà phê nổi đình nổi đám một thời gian ngắn rồi thì hoặc là nghỉ bán, hoặc là bán cầm chừng hay đợi thời cơ khôi phục lại “thương hiệu” như: Sắc Màu, Tình Biển, Nam Mỹ.

Sự tồn tại hay không tồn tại của các quán cà phê ở Rạch Giá tuỳ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức quán. Việc tổ chức ấy bao gồm nhiều yếu tố: kiểu kiến trúc, phối cảnh không gian, vị trí, cung cách phục vụ,… Nếu như liên tục đáp ứng được yêu cầu của phần đông khách hàng thì quán đó “sống”, còn không thì kết quả sẽ ngược lại.
Nhưng thoả mãn được yêu cầu của khách không phải dễ dàng gì. Phần lớn đối tượng thường xuyên đến quán cà phê hiện nay không thuần về lứa tuổi và thành phần, từ đó cũng không hợp luôn cả về “gu” thưởng thức cà phê. Lớp lớn tuổi hoặc đứng tuổi, do trình độ văn hoá nói chung và năng lực cảm thụ thẩm mỹ nói riêng có khác về chất so với phần đông lớp trẻ bây giờ, mặt khác do sở thích được hình thành chủ yếu từ thói quen nhiều năm cho nên cách thưởng thức cà phê rất khác so với lớp trẻ. Một đặc điểm chung trong thói quen chọn quán ở Kiên Giang là quán mới, nếu ban đầu được tổ chức tốt sẽ luôn thu hút khách. Nhưng chỉ cần một thời gian ngắn thì những người khách thật sự cạm thấy thích quán đó mới chịu “trụ” lại, còn số đông sẽ ra đi theo sự ra đời của những quán mới hơn. Xuất phát từ đặc điểm này mà có nhiều quán, chỉ sau một thời gian khai trương đã đầu tư chỉnh trang lại cả về hình thức lẫn cách phục vụ để tạo cho khách cảm giác mới mẽ. Việc cải tạo, nâng cấp lại quán không phải lúc nào cũng thành công, vì tâm lý chung của khách là quán đó vẫn “bình mới, rượu cũ” mà thôi.
Mốt sân vườn
Khi mà nhịp độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, từ công sở đến nhà dân dần đã được bê tông hoá, nhà kính hoá và máy lạnh hoá mạnh mẽ, trong khi các thiết chế văn hoá trong tỉnh còn quá thiếu, đặc biệt là những khoảng xanh của công viên và những hoạt động giải trí mang tính đại chúng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đã góp phần làm cho cư dân đô thị tìm thú vui tại các quán cà phê có khung cảnh thiên nhiên. Từ đó, các quán cà phê sân vườn đã ra đời. Gần gây có vài quán cà phê máy lạnh hoặc có riêng phòng gắn máy lạnh mọc lên ở Rạch Giá, nhưng rất thưa người và lần lượt biến mất. Sự thất bại này là vì chủ quán không tìm hiểu kỹ khuynh hướng muốn hoà mình với thiên nhiên, cũng như thói quen của khách. một nguyên nhân tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đối với sự hấp dẫn của cà phê máy lạnh là bất cứ ai cũng có thể hút thuốc trong phòng lạnh kín như bưng. Khói thuốc ấy gây mùi khó chịu cho người vào sau, mà đâu phải khách nào cũng biết hút thuốc! Hơn nữa, có quán mở nhạc quá mức trong phòng kín, khiến khách chịu không nổi. Còn nguyên nhân khác là giá cà phê phòng máy lạnh cao hơn so với bình thường. Những nguyên nhân đó đã khiến các quán, phòng cà phê máy lạnh…lạnh tanh, vắng ngắt. Cà Các quán Nam Mỹ, An Thuyên và cà phê Nhà Thiếu Nhi là ba trường hợp điển hình cho sự thất bại này. Quán Nam Mỹ “dẹp tiệm”, hai quán còn lại phải chấp nhận dở bỏ phòng máy lạnh. Riêng cà phê máy lạnh Valentine thì hiện vẫn duy trì đến nay, nhưng lượng khách không đông.
Cà phê sân vườn là những quán ăn khách nhất hiện nay. Tuỳ theo trình độ thẫm mỹ và óc tổ chức của chủ quán mà quán sân vườn sẽ có một kiểu riêng. Từ đó nó cũng quyết định đến lượng khách hàng ngày nhiều hay ít. Nếu so sánh về lợi thế thì những quán cà phê bên trong thoáng rộng, ngoài có bãi đậu xe đủ lớn sẽ là những quán được khách chọn trước tiên. Khác với trước kia, các quán cà phê trên phố đã không còn phù hợp vì luôn thiếu chỗ đậu xe. Sau yếu tố kễ trên, khách mới chú ý tới những yếu tố khác như vị trí của quán trong đô thị, cảnh quan, âm nhạc và cung cách phục vụ của quán. Theo đà phát triển của đời sống hiện đại, gần đây vài quán cà phê sân vườn ở Rạch Giá còn cung cấp thêm một dịch vụ mới là kết nối internet không dây (cà phê Wifi). Hiện nay rất nhiều khách uống cà phê sở hữu các thiết bị di động cầm tay, xách tay có khả năng kết nối internet không dây như: pocket PC (máy vi tính cầm tay), thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA), laptop (máy tính xách tay) hay điện thoại di động có hỗ trợ kết nối internet qua cổng wireless. Việc cung cấp dịch vụ kết nối internet không dây là nhằm phục vụ cho những vị khách này. Hai quán An Thuyên, Nhà Thiếu Nhi ở Rạch Giá đều có cung cấp dịch vụ miễn phí này. Những quán cà phê… “khủng khiếp” Có lẽ không từ nào thể hiện chính xác hơn từ “khủng khiếp” đối với mấy quán cà phê sắp được nói đến sau đây. Đó là những quán cà phê mà khi chỉ mới đi gần tới nơi, bạn đã nghe được tiếng nhạc họ mở đên đinh tai, nhức óc.
Cũng là những quán được tổ chức theo kiểu sân vườn, nhưng… thà không có sân vườn vẫn hơn. bởi vì khi lỡ bước vào ngồi ở quán rồi bạn không thể nào tỉnh tâm thả hồn ngắm cảnh vật hoặc trò chuyện,…được cả. Lúc đó, nếu bạn không nhanh chóng ra khỏi quán thì phải chấp nhận bị tra tấn bởi những bản nhạc thời trang mở với cường độ âm thanh có lẽ lên tới cả trăm db, vượt quá mức cho phép của Bộ Văn hoá-Thông tin gấp nhiều lần. Nếu chưa tin, bạn có thể đến các quán cà phê như Trung Nguyên (trên đường Trần Phú) mà xem! Đó là nói về nhạc phát ra từ đĩa, còn một loại khác khủng khiếp hơn là “nhạc sống”.
Tại khu lấn biển thành phố Rạch Giá đang tồn tại hai quán cà phê dạng này: Hoàng Thắng ở số D7, đường Tôn Đức Thắng và Quân Anh Quán ở gần siêu thị Citimart. Đây là hai quán cà phê thuộc loại hình “hát với nhau”. Chủ quán tổ chức cả một ban nhạc và mọi người đều có thể tham gia, nếu thích. Nhưng hát với nhau ở đâu thì không biết, còn ngay quán thì tiếng nhạc, tiếng hát của các dàn âm thanh điện tử được mở hết công suất của họ làm vang dậy cả một góc trời. Đến nỗi ngồi uống cà phê ở các quán lân cận hoặc sống ở gần đó không sao chịu siết. Với sự khủng khiếp ấy, chắc chắn khách hàng của quán không nhiều. Tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây là họ đã làm ảnh hưởng đến văn minh đô thị và sức khoẻ của người khác, nhưng cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá và chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp gì để ngăn chặn.
Rồi bổng chốc đời rẽ sang lối khác, tôi phải về Sài Gòn, xa Kiên Giang - quê hương thứ nhất. Ôi nhớ nhiều thứ, trong đó có nhớ quán cà phê quen, nhất là cà phê Yumi, nơi bạn bè tụ họp hàng ngày.
"Ôi cà phê và tình yêu - cái thời đã qua anh còn ngoái lại
Mười sáu tuổi đầu đã biết cầm điếu thuốc, tập triết lý, tập làm người và tập uống cà phê..." (Lê Thị Kim)
Trần Ngọc Nghị

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Mod - Nghiệp thời 3w


Khi internet phát triển mạnh mẽ, các nhu cầu liên quan đến nội dung cho 3w (www - world  wide web, gọi tắt là web, một trong các dịch vụ chạy trên môi trường mạng toàn cầu - internet) không ngừng tăng. Vì thế xuất hiện nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện. Một trong những nghiệp vụ được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là làm mod cho các diễn đàn.

Những người ẩn danh…ưa xuất hiện
Mod là gọi tắt từ tiếng Anh moderator, nghĩa là người trung gian đứng ra dàn xếp, điều tiết, hoà giải trên các diễn đàn chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghệ thông tin - viễn thông, kinh tế - thương mại, xây dựng - kiến trúc,  nghệ thuật, xã hội… Hàng ngày mod lấy những ý kiến  của các thành viên trao đổi với ban quản trị diễn đàn để đưa ra quyết định, nên họ được xem là cầu nối giữa ban quản trị và thành viên. Một trang web được tổ chức dạng diễn đàn hiện nay thường thu hút rất đông thành viên tham gia, vì thế sẽ có nhiều sai sót, nên một diễn đàn thành công phải sử dụng nhiều mod.
Có hai dạng mod chuyên nghiệp và nghiệp dư. Thường những trang web là diễn đàn đồng thời có hoạt động mang tính thương mại như 5 giây, Tinh Tế, 123mua…sử dụng dạng mod chuyên nghiệp và trả lương như nhân viên công ty. Còn lại các trang web thuần túy là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, trao đổi về lĩnh vực nào đó chỉ có các mod tình nguyện tham gia, vì không có thù lao. Nhưng dù chuyên hay không chuyên, đối tượng làm mod có chung đặc điểm chung. Mod là những người có kiến thức chuyên môn vững vàng thể hiện qua các bài viết, ý kiến được thành viên tín nhiệm khi còn là thành viên bình thường.
Do nạn dội thư rác hoành hành và đề phòng bị quấy rầy bởi những vị khách không mời mà tới (thường là người chào hàng của doanh nghiệp bán lẻ hay thành viên ưa quậy phá trên diễn đàn), người làm mod thường không công bố tên, địa chỉ, số điện thoại thật mà chỉ xuất hiện với danh tính đầy bí ẩn (nickname - bí danh). Chỉ ai tham gia offline (họp mặt) thường xuyên và ban chủ nhiệm các trang web tin cậy mới biết mod thật ngoài đời là ai. Việc chấp nhận công khai họ, tên thật như Nguyễn Việt Nam hay Đoàn Hoàng Sơn không nhiều. Nam làm mod của Tinh Tế - diễn đàn chuyên công nghệ thông tin và viễn thông tại TPHCM - khoảng 2 năm nay. Đây là diễn đàn có uy tín trong giới về sự năng động trong cách làm, chính xác và nhanh nhạy trong thông tin công nghệ và nghiêm túc về các nội dung thảo luận. Vì vậy đến nay lượng thành viên của Tinh Tế rất đông, nhu cầu sử dụng mod trông coi các chuyên mục, các chủ đề trên web khá cao. Những cuộc họp mặt thành viên thường xuyên đã khiến Nam, Sơn sớm bị lộ danh tính.

Áp lực thật
Tùy tính chất, lĩnh vực của mỗi trang web, công việc cụ thể hàng ngày của các mod khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung giống nhau ở chỗ phải online (trực tuyến) từ sáng đến khuya để “gác cổng, dọn vườn” các chủ đề, truy cập các trang web khác chọn lọc và cập nhật thông tin mới. Tuy nhiên, công việc đầu bản lĩnh người cầm trịch. Nam phải luôn xem xét ý kiến của thành viên trên diễn đàn để đảm bảo thuần phong, mỹ tục theo quy định của ban quản trị web, kịp thời xóa bài có tính gây gổ, văng tục, sai... Đối với các mod, việc đưa ra ý kiến hòa giải xung đột hay xóa bài thành viên là một áp lực không nhỏ. Không chỉ thường xuyên trên diễn đàn mà ngoài đời - nhất là khi họp mặt -  mod thường bị thành viên mắng nhiếc vì bị xóa bài hoặc cho rằng đã thiên vị thành viên khác. Khi một chủ đề mới đang nóng lên, mod phải đủ bình tĩnh đứng ra hoà giải để làm dịu đi sự căng thẳng, nhưng phải đảm bảo vừa lòng mọi thành viên. Khi đề tài, chủ đề đã nguội, mod phải đưa ra được ý kiến mới mẻ để mọi người tham gia bàn luận. 

“Mấy tuần vừa qua, mình cảm thấy một số thành viên chưa hiểu về mod khiến mình suy nghĩ nhiều. Khi bắt đầu làm mod cho diễn đàn, mình mới phát hiện ra làm nghề này rất cực, thu nhập chẳng là bao. Một ngày, dù đi làm hay ở nhà mình đều túc trực gần 24/24 giờ trên mục mình quản lý, trong khi các bạn ngủ ngon. Những ngày lễ, Tết... các bạn ể đi chơi với bạn bè, mod lại thay phiên nhau túc trực trên diễn đàn để ngăn chặn những phần tử xấu”.  Đây là tâm sự của mod một trang web âm nhạc có tiếng tại Việt Nam sau khi một số thành viên có bài bị xóa chỉ trích nặng nề. Đó cũng là nỗi niềm chung của các mod.
Phần việc thứ hai cũng không nhẹ. Người làm mod diễn đàn chuyên ngành không chỉ dịch thuật tin tức, tài liệu công nghệ…, thỉnh thoảng còn phải đi thực tế. Hiện nay nhiều hãng điện tử - viễn thông, công ty thiết bị số… hàng đầu thế giới đã có mặt tại TPHCM. Các công ty này thường xuyên có nhu cầu tiếp thị sản phẩm mới thông qua kênh diễn đàn chuyên ngành nên luôn mời các mod tham gia các buổi giới thiệu mặt hàng mới. Do vậy mod dù có hiểu sâu chuyên ngành, lắm lúc cũng “bí” khi tiếp xúc công nghệ mới, phải cầu cứu chuyên viên các hãng sản xuất. Đoàn Hoàng Sơn, mod kiêm biên tập viên Tinhte.com, cho biết hiện nay áp lực đối với mod rất lớn, các trang web chuyên ngành trên thế giới cập nhật thông tin rất nhanh, nhất là khi có những sự kiện công nghệ lớn, cho nên mod cũng phải “chạy” cho kịp.

Quyền lực ảo
Tuy chịu nhiều áp lực và phải mất nhiều công sức viết bài, tham gia ý kiến trên diễn đàn mới có thể trở thành mod, nhưng nhiều người vẫn đeo đuổi con đường này. Tăng Tuấn Hào, mod của 1s.com, tâm sự: “Vấn đề  không phải được ở đây không chỉ riêng chuyện tiền nong. Đối với nhiều mod, đó chính là sự nể trọng, kính nhường từ thành viên cũng như là uy tín đối với mọi người. Điều Hào nói chính là “quyền lực ảo” trên mạng được nhiều người đề cập lâu nay.
Hồ Sỹ C., mod một tran web âm nhạc, khi mới bước vào thế giới cộng đồng mạng luôn khẳng định chỉ đơn giản muốn đóng góp chút gì đó cho cộng đồng và điều mà mình yêu thích. Nhưng sau những cuộc đấu khẩu dai dẳng trên diễn đàn, C. phải “cuốn gói” khi ban quản trị phát hiện ra anh này lạm quyền vì luôn thể hiện mình hơn người khác thông qua việc xóa bài vở, ý kiến của những thành viên “gai mắt”. Trong những chủ đề thuộc quyền quản lý, C. luôn “phán” mọi thành viên cần phải làm gì và thường đưa ra những ý kiến thiên vị khi có xung đột. Sau khi bị tẩy chay, thất nghiệp, C. phải phấn đấu thời gian khá dài và hiện làm smod (super moderator - quản lý cao cấp) của diễn đàn khác. “Đến giờ, nhiều đêm tôi đang ngủ ngon thì bị nhá máy điện thoại hay nhận những tin nhắn nội dung cực kì thô tục. Đó là bài học khó quên sau sai lầm về quyền lực ảo” - C. thổ lộ. 
Nơi thuê người làm mod có lương bổng, hợp đồng hẳn hoi hiện nay không nhiều, đồng thời mức lương không cao. Nhiều mod chuyên nghiệp tâm sự mức lương hàng tháng chỉ tương đương công nhân may ở khu công nghiệp. Do vậy gọi cho đúng, mod chỉ là nghiệp hơn là một nghề. Có lẽ khi các trang web, diễn đàn chuyên ngành và nhất là lĩnh vực thương mại điện tử phát triển mạnh hơn, mod mới trở thành nghề thực thụ. Còn bây giờ mod là cơ hội giúp người tham gia rèn luyện các k năng cơ bản về tổ chức, quản lý và tích lủy vốn sống từ cuộc sống ảo.
Thảo Nguyên